Lịch nghỉ dài? Những ngày lễ quốc gia của Nhật Bản【2018-2019】
Trong bài viết này sẽ giới thiệu về những ngày lễ của Nhật Bản. Vào những ngày lễ này thì những địa điểm du lịch, các phương tiện giao thông vô cùng đông đúc, nên những du khách ngại đám đông cần đặc biệt chú ý.
Tránh những ngày nghỉ lễ là tốt nhất
Tại Nhật Bản, trong vòng 1 năm có tổng cộng 16 ngày nghỉ quốc gia, những ngày lễ này cộng với ngày nghỉ cuối tuần thành ngày nghỉ lễ dài. Vào những ngày này, người Nhật thường lui tới các địa điểm du lịch và những khu phố nhộn nhịp. Nếu bạn muốn tránh những nơi đông đúc, và muốn tận hưởng 1 chuyến đi thoải mái, thì tốt hơn nên tránh đi vào thời điểm những ngày nghỉ lễ quốc gia.
Bài viết này sẽ tổng hợp thông tin về ngày nghỉ lễ quốc gia và ngày nghỉ lễ dài năm 2018, 2019! Giới thiệu thông tin về các ngày lễ. Nhất định sẽ rất hữu ích cho chuyến tham quan Nhật Bản của bạn.
※1 phần sẽ giới thiệu về những ngày nghỉ, kỳ nghỉ địa phương ngoài những ngày lễ quốc gia
Lịch nghỉ dài, ngày lễ năm 2018
Ngày lễ | 2018 | Nghỉ dài |
Ngày của Núi | 11/8 | Không |
Lễ Obon | 13〜16/8 | Không phải là ngày lễ quốc gia, nhưng nhiều người lấy ngày nghỉ |
Ngày Kính lão | 17/9 | 15〜17/9 |
Ngày Thu phân | 23/9 | 22〜24/9 |
Ngày thể thao | 8/10 | 6〜8/10 |
Ngày Văn hoá | 3/11 | Không |
Ngày Cảm tạ lao động | 23/11 | 23〜25/11 |
Ngày Sinh nhật Thiên hoàng | 23/12 | 22〜24/12 |
Lịch nghỉ dài, ngày lễ năm 2019
Ngày lễ | 2019 | Nghỉ dài |
Ngày đầu năm mới | 1/1 | Không (trước sau 28/12〜4/1 nhiều người lấy ngày nghỉ) |
Lễ Thành nhân | 14/1 | 12〜14/1 |
Ngày Kỷ niệm kiến quốc | 11/2 | 9〜11/2 |
Ngày Xuân phân | 21/3 | Không |
Ngày Chiêu Hòa(GW)
GW = Golden Week |
29/4 | 27〜29/4 ※ nếu 1/5 trở thành ngày lễ, thì dịp nghỉ 27/4 〜5/6 sẽ thành 10 ngày nghỉ dài liên tiếp |
Ngày Thiên Hoàng đăng quang?(chưa xác định) | 1/5 | Chưa xác định |
Ngày Kỷ niệm Hiến pháp(GW) | 3/5 | 3〜6/5 |
Ngày màu xanh(GW) | 4/5 | 3〜6/5 |
Ngày Trẻ em(GW) | 5/5 | 3〜6/5 |
Ngày của Biển | 15/7 | 13〜15/7 |
Ngày của Núi | 11/8 | 10〜12/8 |
Lễ Obon | 13〜16/8 | Không phải là ngày lễ nhưng nhiều người vẫn lấy nghỉ phép |
Ngày Kính lão | 16/9 | 14〜16/9 |
Ngày Thu phân | 23/9 | 21〜23/9 |
Ngày thể thao | 14/10 | 12〜14/10 |
Ngày Văn hoá | 3/11 | 2〜4/11 |
Ngày Cảm tạ lao động | 23/11 | Không |
Ngày Sinh nhật Thiên hoàng | Không | – |
Chú ý
1) Có những sự kiện hay các hoạt động, chương trình chỉ diễn ra vào ngày Lễ quốc dân. Thông tin chi tiết xin xem tại bài viết Những sở thú, bảo tàng, công viên ở Tokyo mở cửa miễn phí! Các ngày mở cửa miễn phí
2) Trong trường hợp ngày nghỉ lễ quốc dân trùng vào chủ nhật, thì ngày thứ hai tiếp theo sẽ là ngày nghỉ. Nên sẽ có khi trở nên đông đúc, bạn hãy xem kỹ bảng biểu ở trên nhé.
Mục lục
1. Ngày đầu năm mới – Gantan 1/1
2. Lễ Thành nhân – Seijin no Hi Thứ hai tuần thứ 2 của tháng 1
3. Ngày Kỷ niệm kiến quốc – Kenkokukinen no Hi 11/2
4. Ngày Xuân phân – Seibun no Hi 20/3, 21/3
5. Ngày Chiêu Hòa – Showa no Hi 29/4
6. Ngày Kỷ niệm Hiến pháp 3/5
7. Ngày màu xanh 4/5
8. Ngày Trẻ em Kodomo no Hi 5/5
9. Ngày của Biển – Umi no Hi Thứ hai tuần thứ 3 của tháng 7
10. Ngày của Núi Yama no Hi 11/8
11. Lễ Obon 13/8〜16/8
12. Ngày Kính lão – Keiro no Hi Thứ hai tuần thứ 3 của tháng 9
13. Ngày Thu phân – Shubun no Hi 22/9, 23/9
14. Ngày Công dân Tokyo – Tomin no Hi 1/10
15.Ngày thể thao – Taiiku no Hi Thứ hai tuần thứ 2 của tháng 10
16. Ngày Văn hoá – Bunka no Hi 3/11
17. Ngày Cảm tạ lao động – Kinrokansha no Hi 23/11
18.Ngày Sinh nhật Thiên hoàng – Tenno Tanjobi 23/12
19. Lễ tất niên, tân niên 8/12- 4/1
1. Ngày đầu năm mới – Gantan 1/1
Nhật Bản đón chào ngày đầu năm mới của lịch dương chứ không sử dụng âm lịch như trước đây. Du khách cần chú ý vì những khu phố mua sắm-shotengai và các cửa hàng kinh doanh tư nhân hầu như đóng cửa từ 1/1 〜 3/1. Ngoài ra, tại các thần xã Jinza nổi tiếng người đi lễ chùa đầu năm (hasumode) rất đống đúc, nên có trường hợp sẽ mất hàng giờ để di chuyển từ cổng vào đến điện chính.
Nguồn gốc
Ngày lễ đón chào ngày đầu tiên của năm mới theo dương lịch hoàn toàn từ năm 1948
2. Lễ Thành nhân – Seijin no Hi (Thứ hai tuần thứ 2 của tháng 1)
Ngày thứ 2 của tuần thứ 2 của tháng 1, là ngày chúc mừng những người trẻ đã trưởng thành.
Vào ngày này, các khu vực địa phương sẽ tổ chức Lễ thành nhân “Seijin-shiki”. Tại thành phố Uraya, tỉnh Chiba nơi có Tokyo Disney Land, Lễ thành nhân được tổ chức ngay tại Công viên Disney-Land. Chính vì thế nên hãy chú ý vào ngày này công viên rất đông đúc nhé.
3. Ngày Kỷ niệm kiến quốc – Kenkokukinen no Hi (11/2)
Nhật Bản kỷ niệm ngày Kiến quốc vào 11/2 hằng năm. Tại thần xã Meji – Jingu nằm tại ga Harajuku, tổ chức diễu hành để chào mừng kỷ niệm Lễ Kiến quốc. Ở ven đường sẽ tập trung rất nhiều người xem diễu hành nên sẽ rất đông đúc và lộn xộn.
Nguồn gốc
Trong thần thoại Nhật Bản nói rằng, ngày này là ngày lên ngôi của vị Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật Bản
4. Ngày Xuân phân – Seibun no Hi (20-21/3)
Nhật Bản nằm ở bán cầu Bắc, nên ban ngày sẽ kéo dài hơn khi gần đến mùa hạ, còn ban đêm sẽ kéo dài hơn khi gần đến mùa đông. Ngày Xuân phân, là mốc thời gian giao mùa khi thời gian của ngày và đêm dường như dài bằng nhau. Vì cả mặt trời và địa cầu đều chuyển động từ trái sang phải nên rất khó để xác định ngày chắc chắn và ngày xuân phân thường nằm ở khoảng này.
Ngoài ra, dù không liên quan đến du lịch, nhưng vào ngày này người Nhật thường có thói quen đi viếng mộ tổ tiên, và ăn 1 loại bánh kẹo truyền thống wagashi gọi là Botamochi. Nếu bạn đến siêu thị hoặc phố mua sắm vào ngày này sẽ bắt gặp Botamochi được bày bán, nhất định hãy mua ăn thử nhé.
Vào mùa này, những địa điểm có hoa mơ trên toàn quốc thường diễn ra nhiều sự kiện.
Đọc thêm:
Cách nhận biết hoa mơ, hoa anh đào, hoa đào mà ngay cả người Nhật cũng dễ nhầm lẫn
5. Ngày Chiêu Hòa – Showa no Hi (29/4)
Chiêu Hoà vốn là niên hiệu một thời kỳ ở Nhật bản. Ngày Chiêu Hoà là ngày để hồi tưởng lại thời kỳ Chiêu Hoà. Vào ngày này, Công viên kỷ niệm Chiêu Hoà nằm ở thành phố Tachikawa, Tokyo mở cửa miễn phí. Vì vậy hãy chú ý tình trạng đông đúc khách đến thăm công viên nhé.
Nguồn gốc
Ngày Chiêu Hòa vốn là ngày lễ chúc mừng sinh nhật Thiên hoàng Chiêu Hòa – Thiên Hoàng thứ 124, sau khi Thiên hoàng Chiêu Hoà thoái vị, đến năm 2006 ngày này vẫn được xem là ngày Midori.
6. Ngày Kỷ niệm Hiến pháp – Kenpokinenbi (3/5)
Là một trong những ngày nghỉ thuộc Tuần lễ vàng (Golden Week) – mùa lễ mùa xuân. Vì vậy trên toàn quốc tổ chức rất nhiều sự kiện. Những địa điểm du lịch, hệ thống giao thông như các tuyến đường cao tốc, tàu siêu tốc Shinkansen cực kỳ đông đúc.
Nếu bạn không có nhu cầu tham gia 1 sự kiện đặc biệt nào thì nên tránh lên lịch trình cho chuyến đi vào thời gian này nhé.
Nguồn gốc
Ngày kỷ niệm thi hành Hiến pháp hiện hành của Nhật “Hiến pháp nước Nhật” bắt đầu từ 3/5/1947.
7. Ngày màu xanh – Midori no Hi (4/5)
Là ngày để nuôi dưỡng tâm hồn, làm bạn với thiên nhiên, cảm tạ sự ưu đãi của thiên nhiên, cũng giống như ngày Ngày kỷ niệm Hiến pháp và ngày trẻ em, nó nằm trong chuỗi nghỉ lễ Golden Week. Với mục đích làm bạn với thiên nhiên, nên nhiều sở thú và vườn thượng uyển của thành phố mở cửa miễn phí vào ngày này.
※Những địa điểm ở khu vực nội đô sẽ mở cửa miễn phí vài ngày màu xanh, xem tại đây.
Những bài viết dưới đây có ghi chú về những địa điểm tham quan sẽ mở cửa miễn phí vào ngày màu xanh.
Đọc thêm:
Những địa điểm tham quan ở Công viên Ueno, Tokyo: Sở thú, Viện bảo tàng, Ngắm hoa anh đào
Khu vườn Nhật Bản “Rikugien” tiêu biểu của Tokyo 〜 Cách đi, các điểm thăm quan, các sự kiện 〜
Tham quan vườn Hama-rikyu và Tsukishima
【Tokyo】Công viên Kasai Rinkai 〜 Thông tin cơ bản, cách đi, điểm thăm quan 〜
8. Ngày Trẻ em Kodomo no Hi (5/5)
Cùng là một trong những ngày nghỉ của chuỗi Tuần lễ vàng, đây là ngày cầu mong hạnh phúc cho trẻ, coi trọng nhân cách của trẻ cũng là ngày để cảm tạ những bà mẹ.
Vào ngày này những khu vực hay địa điểm vui chơi dành cho trẻ em như Vườn bách thú thường mở cửa miễn phí hay có những dịch vụ giảm giá. Nếu bạn dẫn theo trẻ em trong chuyến đi của mình thì hãy tra cứu thật kỹ nhé.
Koinobori là phong tục có từ xưa, vào ngày ngày người ta treo đèn lồng cá chép để cầu mong sự trưởng thành của trẻ. Ngoài ra người Nhật còn có phong tục ăn Kashiwamochi yachimaki vào ngày này.
Nguồn gốc
Là mốc giao mùa, có nguồn gốc từ Tết Đoan Ngọ trong 5 mùa lễ hội theo mùa. Từ thế kỷ thứ 12, ngày này trở thành ngày lễ để chúc mừng cho sự trưởng thành của những em bé.
9. Ngày của Biển – Umi no Hi (Thứ hai tuần thứ 3 của tháng 7)
Là ngày thứ 2 của tuần thứ 3 của tháng 7 hằng năm với ý nghĩa “Cảm tạ những ưu đãi của biển cả, cầu mong sự thịnh vượng trù phú cho quốc đảo Nhật Bản”. Như cái tên của nó, vào ngày này, rất nhiều các lễ hội được tổ chức ở biển, đặc biệt tại những căn cứ địa của Lực lượng phòng thủ trên biển như (Yokosukashi, Sasebo, Kure, Maiduru, Ominato) có khi sẽ mở cửa vào tự do (Không phải hàng năm và tất cả các căn cứ địa).
Ngoài ra, ở Tỉnh Nara 1 tỉnh không trực tiếp giáp biển, còn có ngày lễ riêng là ngày của núi /ngày của sông tỉnh Nara (trùng với ngày của biển, thứ hai của tuần thứ 3 của tháng 7)
Nguồn gốc
Vào năm 1876, khi Thiên Hoàng Meiji đang trong chuyến vi hành đến khu vực Tohoku, đã trở về cảng Yokohama bằng thuyền máy thông thường chứ không phải là tàu chiến.
10. Ngày của Núi Yama no Hi (11/8)
Đây là ngày nghỉ mới được đề nghị từ năm 2014, bắt đầu thực hiện từ năm 2016. Với ý nghĩa cảm tạ sự ưu đãi của núi, làm bạn với núi. Năm 2016 các sự kiện được tổ chức tại núi Kamikochi, tỉnh Nagano và núi Takao, Tokyo. Vì đây là ngày nghỉ mới được thiết đặt, nên từ bây giờ những sự kiện cũ và mới chắc chắn vẫn sẽ có sự thay đổi.
11. Lễ Obon 13/8 – 16/8
Đây không phải là ngày lễ quốc gia, thế nhưng trong thời gian này rất nhiều người Nhật lấy ngày nghỉ, để trở về thăm quê nhà. Cũng giống như Tuần lễ vàng, thời điểm cuối-đầu năm, những phương tiện giao thông công cộng hay đường cao tốc trở nên đông đúc tắc nghẽn trong nhiều ngày.
Không thể xác định được ngày cụ thể, vì tuỳ vào mỗi khu vực địa phương mà có sự khác biệt. Trong tầm trước sau 15/8, sẽ có nhiều người kết hợp cả thứ bảy chủ nhật để lấy ngày nghỉ, nên hãy kiểm tra lịch thật kỹ nhé.
12. Ngày Kính lão – Keiro no Hi (Thứ hai tuần thứ 3 của tháng 9)
Ngày kính lão hằng năm sẽ là thứ 2 của tuần thứ 3 trong tháng 9. Ngày kính lão là ngày lễ để cầu nguyện sự trường thọ, thể hiện sự tôn kính với những người cao tuổi, các công viên quốc gia hay vườn bách thú sẽ mở cửa miễn phí cho những vị khách cao tuổi. Theo hệ thống tính tuổi ở nhiều cơ quan thường thì là trên 60 tuổi hoặc trên 65 tuổi.
13. Ngày Thu phân – Shubun no Hi 23/9
Tương tự như ngày xuân phân, đây là ngày thu phân. Vào ngày này, người Nhật cũng đi viếng mộ tổ tiên. Vào khoảng thời gian này của tháng 9, số ngày lễ cũng khá nhiều nên nó được gọi là Tuần lễ bạc Silver Week như Golden Week của tháng 5.
14. Ngày Công dân Tokyo – Tomin no Hi (1/10)
Đây mặc dù không phải là ngày lễ quốc gia, nhưng vì có rất nhiều khách du lịch tập trung đến Tokyo nên bài viết nhân tiện sẽ giới thiệu cùng. Vào ngày này thì rất nhiều các địa điểm ở khu vực nội đô mở cửa miễn phí, nên chắc chắn sẽ có tình trạng đông đúc.
Đọc thêm:
Ngày Công dân Tokyo: khi Viện bảo tàng, Sở thú, Vườn thượng uyển mở cửa miễn phí
15. Ngày Thể thao – Taiiku no Hi (Thứ hai tuần thứ hai của tháng 10)
Đây là ngày để người dân được làm bạn với thể thao, vận động tâm hồn, cơ thể khỏe mạnh. Vào ngày này, các trung tâm thể thao, nhà thi đấu trên toàn quốc tổ chức rất nhiều sự kiện liên quan đến thể thao.
Nguồn gốc
Đây là ngày lễ bắt nguồn từ Thế vận hội Tokyo, khai mạc 10/10 năm 1964. Đầu tiên nó là 10/10 nhưng hiện nay được đổi thành thứ 2 của tuần thứ 2 trong tháng 10.
16. Ngày Văn hoá – Bunka no Hi 3/11
Là 3/11 hằng năm, được xem là ngày lễ thúc đẩy văn hóa, yêu tự do và hòa bình. Trong những ngày này, có rất nhiều các lễ hội nghệ thuật do Bộ Văn hoá tổ chức, 1 phần các Viện Bảo tàng hay Triễn lãm mỹ thuật cũng mở cửa tự do, các sự kiện cá nhân cũng rất nhiều.
Một điều đặc biệt là, trại giam Fuchu-Tokyo tổ chức lễ hội văn hoá vào ngày này hằng năm. Nói đến trại giam có phần hơi sợ, nhưng đây là sự kiện an toàn với nhiều cư dân ở khu vực tập trung tham gia. Mọi người có thể ăn uống tại trại giam và mua những tác phẩm do các tù nhân thực hiện.
Nguồn gốc
Bắt nguồn 3/11/1946 khi Hiến pháp Nhật Bản được bắt đầu ban hành. Ngày kỷ niệm Hiến pháp 3/5 là ngày Hiến pháp được thi hành.
17. Ngày Cảm tạ lao động – Kinrokansha no Hi (23/11)
Đây là ngày lễ cảm tạ những người lao động, cảm ơn lao động. Vào mùa lễ mùa thu thì nhưng địa điểm ngắm lá đỏ cực kỳ đông đúc.
Nguồn gốc
Bắt nguồn từ lễ hội Ninamesai để cảm tạ mùa màng bội thu. Đây là ngày lễ có từ xa xưa của nước Nhật sống bằng cây lương thực lúa gạo
18. Ngày Sinh nhật Thiên hoàng – Tenno Tanjobi (23/12)
Là ngày sinh nhật của Thiên Hoàng đang tại vị. Tại Hoàng cung ở quận Yochida, Tokyo, hàng năm để chúc mừng sinh nhật Thiên Hoàng, có rất nhiều người dân tập trung đến thăm. Vì có cả trường hợp hướng dẫn quy tắc giao thông ở khu vực lân cận nên những ai không đến thăm chúc mừng trong ngày này cần đặc biệt chú ý.
Vì ngày này sát với Giáng sinh, nên có không ít người Nhật gộp lại lấy ngày nghỉ. Ngoài ra vì Giáng sinh không được nghỉ, nên có nhiều người tổ chức luôn Giáng sinh vào ngày này, các khu phố náo nhiệt và những nhà hàng đặc biệt kín chỗ vào thời gian này.
※ Vào cuối tháng 4 năm 2019 Thiên Hoàng mới sẽ lên ngôi, nên 23/12/2019 sẽ không còn là sinh nhật của Thiên Hoàng nữa. Từ năm 2020, ngày sinh của Hoàng Thái Tử hiện tại là 23/2 sẽ trở thành ngày sinh nhật Thiên Hoàng.
19. Lễ tất niên, tân niên 28/12- 4/1
Mặc dù không phải là ngày lễ quốc gia, nhưng khoảng thời gian cuối và đầu năm 28/12- 4/1, những khu phố náo nhiệt và các phương tiện giao thông sẽ rất đông đúc.
Trong năm mới, rất nhiều người Nhật sẽ trở về quê nhà, nên nếu không đặt chỗ trước bạn sẽ khó mua được vé xe tàu, và để dọn dẹp năm cũ chuẩn bị cho năm mới, những con phố mua sắm hay những cửa hàng sẽ cực kỳ đông đúc.
Biết thêm về ngày nghỉ của Nhật để có chuyến đi thật khôn ngoan
Các bạn thấy thế nào? Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người ngạc nhiên về những ngày lễ ở Nhật bản phải không?
Khi du lịch ở Nhật Bản, hãy kiểm tra thật kỹ xem lịch trình của mình có trùng với các ngày lễ của Nhật không, nếu trùng thì bạn nên đi những đâu để tránh tình trạng tắc nghẽn.
Trong trường hợp không chuẩn bị trước thật khó để có chuyến đi thật suôn sẻ.