Hướng dẫn đi tàu điện tại Nhật, mua vé và những lưu ý cần biết

Author: - 24/01/2019

1. Vài nét cơ bản về tàu điện ngầm ở Nhật Bản

Tàu điện tại Nhật Bản gồm có 2 loại: Tàu thường (Local) và tàu siêu tốc (Shinkansen). Tàu Local thường đỗ tại các ga mà nó chạy qua, Tàu Shinkansen thường chỉ dừng lại ở các ga lớn, tiết kiệm thời gian cho những người đi xa, đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân Nhật Bản. Tàu siêu tốc Sinkansen là tàu chạy nhanh nhất trong các tàu thương mại. Trong đó Shinkansen được sử dụng nhiều nhất. Vận tốc của tàu Shinkansen là khoảng 300Km/h. Do vận tốc cao nên giá cả của tàu Shinkansen cũng không thua kém vé máy bay, nhưng để đáp ứng nhu cầu tiết kiệm thời gian đi lại, Shinkansen vẫn là một phương tiện được ưa chuộng với người dân Nhật Bản. Hệ thống Shinkansen Nhật Bản gồm có 3 mạng lưới chính: Tokyo Metro, Toei, và Tokyo Waterfront Area Rapid Transit với tổng cộng 282 nhà ga và 14 tuyến. Thế nhưng chặng đi, các điểm dừng đỗ và các tuyến tàu lại rất rác rối và phức tạp, nhất là đối với người mới đi Shinkansen lần đầu, nếu không cẩn thận có thể bị lạc. Do đó, hướng dẫn đi tàu cao tốc khi du học Nhật Bản cho các du học sinh Việt là cần phải mua bản đồ Shinkansen ở nơi bán vé trước khi đi.

Tàu điện ở Nhật không chỉ là đặc trưng của sự phát triển công nghệ của nước Nhật, mà còn là nơi bạn có thể quan sát tổng thể văn hóa hiện đại và thói quen sống của người dân Nhật Bản. Do đó, nếu muốn tìm hiểu về văn hóa và con người Nhật Bản thì bạn hãy đi Shinkansen vài chuyến và ngồi quan sát, bạn sẽ hiểu thêm rất nhiều điều đó. Ví như:

– Khi lên tàu, người Nhật sẽ xếp thành 2 hàng và không được phép chen lấn hay xô đẩy. Khi tàu điện đến, những người lên tàu đứng nép vào hai bên nhường cho người xuống tàu xuống hết mới lên tàu.

– Người Nhật rất coi trọng tự do cá nhân và tôn trọng người khác ở nơi công cộng. Do đó họ thường nhắn tin thay vì nghe điện thoại khi sử dụng Shinkansen. Bởi họ cho rằng tiếng ồn khi nghe điện thoại sẽ làm ảnh hưởng đến người khác.Nhiều khi đứng trên tàu nhìn cảnh ai cũng chăm chăm vào cái điện thoại cũng hết sức thú vị

– Người Nhật thường tranh thủ ngủ, hoặc tranh thủ đọc sách, báo, trang điểm, thậm chí nhiều doanh nhân còn mang máy tính xách tay để làm việc nhưng khi đến điểm đến của mình họ sẽ tự động đứng lên và ra cửa đợi.

– Nhân viên nhà ga ở Nhật Bản rất lịch sự và nhiệt tìn. Khi bạn có bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp hoặc khiếu nại, họ sẽ sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ bạn.

– Tàu điện ở Nhật “cứng nhắc” y như người Nhật về cách bảo đảm giờ giấc luôn chính xác. Tàu chỉ bị trậm trễ hoặc đình trệ trong trường hợp bất thường xảy ra, và trong các trường hợp đó, nhân viên nhà ga sẽ luôn phát thanh xin lỗi hành khách.

– Tàu điện vào giờ cao điểm rất đông, đông đến nỗi giống như một cái hộp nhồi nhét đầy người. Đứng ở trong đó, bạn có thể bị chen lấn đến không thở nổi, nhưng đó dường như là chuyện bình thường ở Nhật, không ai tức giận hay có thái độ khó chịu cả.

2. Một số tuyến Shinkansen quan trọng

Tokaido Shinkansen, Sanyo Shinkansen,Kyushu Shinkansen là 3 là tuyến tàu cao tốc được sử dụng nhiều nhất ở Nhật Bản. Bởi nó là cầu nối giữa các thành phố lớn, trung tâm kinh tế-văn hóa và các địa điểm du lịch với nhau:

– Tokaido Shinkansen là tuyến nối Tokyo với Nagoya hay Kyoto với Osaka với nhau.

– Sanyo Shinkansen là tuyến tàu tiếp nối từ Osaka đến Okayama và Hiroshima đến Fukuoka.

– Kyushu Shinkansen là tuyến nối giữa Kumamoto và Kagoshima.

Tàu Tokaido Shinkansen

Tại các tuyến này bạn lại phải chọn loại tàu để đến được địa điểm mình muốn đi. Những loại tàu Shinkansen phổ biến như: Nozomi, Mizuho, Hikari, Sakura, Kodama, Tsuname….

Ví dụ: Nếu bạn muốn di chuyển từ Kyoto đến Kagoshima thì đi như sau: Tại tuyến Tokaido Shinkansen, đi tàu Hikari đến Osaka, sau đó đổi sang tàu Sakura để đến được Kagoshima.

Mỗi tuyến tàu và loại tàu đều đã được ghi trên vé. Tên tàu được ghi ngay trên thân tàu và bảng điện tử chỉ dẫn. Bạn chỉ cần quan sát, đến đúng điểm dừng của tàu. đợi tàu đến và lên tàu là xong. Nếu không biết hãy hỏi nhân viên nhà ga hoặc người dân đi Shinkansen cùng bạn.

3. Cách tra cứu các chuyến tàu

Với mạng lưới giao thông dày đặc tại Nhật nhiều du học sinh Việt gặp khó khăn trong viêc tìm hiểu đường đi, phương tiện, giá cả… Tại Nhật việc tra cứu chuyến tàu giờ tàu bạn có thể tra trực tiếp tại các website trên máy tính, điện thoại hoặc tại các trạm tàu điện ngầm luôn có có bảng chỉ dẫn sơ đồ tàu . Bạn có thể xem chi tiết trong bài Hướng dẫn cách tra cứu các chuyển tàu điện ngầm khi du học Nhật Bản từ A-Z

4. Cách mua vé tàu điện ngầm

Có 2 cách mua vé tàu điện ngầm tại Nhật Bản

– Một là: Bạn mua trực tiếp tại quầy bán vé tại ga tàu khu vực “ Midori no mado ” (みどりの窓口) điểm này thường có rất đông người nên khi mua bạn phải xếp hàng, không chen ngang và kiên nhẫn chờ đến lượt mình. Khi mua vé ở “Midori no Mado” bạn phải nói rõ điểm khởi hành, điểm đến; loại tàu (Nozomi, Hikari hay Kodama); số người (trẻ con/người lớn); khoang hút thuốc/không hút thuốc; chỗ ngồi chỉ định/tự do. Sau đó nhân viên phòng bán vé sẽ đưa cho bạn một bảng đăng ký, bạn chỉ cần viết vào đó thông tin của bạn sau đó nhân viên sẽ xử lý rồi bán vé cho bạn. Trên tàu sẽ có khu vực ghế ngồi không hút thuốc và khu vực hút thuốc riêng biệt, vì thế khi mua vé bạn phải để ý.

– Hai là: Mua vé tại máy bán tự động. Bạn chỉ cần nhập tuyến tàu, loại tàu, số người đi và nhét tiền vào là sẽ có vé. Phương thức mua vé bạn chỉ cần đưa tiền (tiền xu và tiền giấy đều được) vào máy bán vé tự động và chỉ cần nhìn bản đồ vị trí bạn đến đề giá bao nhiều rồi bấm vào số tiền đó trên màn hình ngay lập tức vé tương ứng với số tiền đó sẽ được đưa ra cho bạn. Điểm đáng nói ở đây là những chiếc máy này dù bạn có đưa tờ tiền trị giá cao thì máy cũng sẽ tự động trả lại tiền cho bạn đủ không thiếu một yên nào cả.

Ngoài ra, Hãng đường sắt Nhật Bản (JR) có thẻ Suica hầu như có thể được sử dụng trong phạm vi toàn nước Nhật. Với thẻ Suica này bạn sẽ không phải mất công mua vé cho mỗi lần đi tàu nữa mà chỉ cần nạp tiền vào thẻ rồi sử dụng thẻ mỗi lần qua cửa kiểm soát thôi

5. Gía vé

Giá vé tàu điện phụ thuộc vào tuyến tàu bạn đi, chẳng hạn nếu bạn đi tuyến Tokaido và Sanyo Shinkansen thì giá vé sẽ là 35.000 yên/người lớn và trẻ em sẽ rẻ hơn 1/2. Vé tàu điện ngầm tại Nhật
6. Hướng dẫn cách đọc vé tàu
Nếu bạn có vốn tiếng Nhật ít ỏi thì hãy quan sát hình minh họa trên và đọc như sau nhé: Đây là vé Shinkansen của tuyến Tokyo-Osaka, khởi hành vào ngày 25/4 vào lúc 6h và đến ga lúc 8h30. Bạn sẽ đi tàu số 1, ngồi ở ghế số 6 hàng C ga số 6, khoang không dành cho người hút thuốc và giá vé là 6.210 Yên.

7. Một số hướng dẫn đi tàu cao tốc khi du lịch Nhật Bản

– Khi lên tàu phải xếp hàng, ngồi đúng ghế, đúng khoang ghi trên vé.

– Không nên mang quá nhiều hành lý, vì bạn không có nhiều không gian để chứa chúng. Nếu lỡ mang nhiều hãy gửi lại tủ gửi đồ ở ga hoặc tử gửi đồ ở trên tàu, nhưng khi xuống hãy nhớ lấy nó nhé.

– Tại các nhà ga lớn và trung tâm đều có biển chỉ dẫn bằng tiếng Nhật và một số ngôn ngữ khác. Nếu bạn không hiểu bất kỳ ngôn ngữ nào trên đó thì đừng ngại hỏi nhân viên ga tàu nhé. Họ sẽ tận tình nói cho bạn biết.

– Hãy mua loại vé mà thời gian giữa các chặng không quá gần nhau. Bởi bạn còn mất thời gian tìm tàu, tìm tuyến.

– Tại các nhà ga đều có wifi, bạn chỉ cần mở mạng lên, chọn JR-Central_FREE rồi vào web và nhập địa chỉ email là có thể lướt web thoải mái. Rất tiện lợi cho những ai không biết tiếng Nhật nhưng lại muốn hỏi đường đi, chỉ cần vào Translate và viết câu bạn muốn hỏi ra, sau đó để nó dịch sang tiếng Nhật và mang đi hỏi nhân viên nhà ga là được.

– Một số Shinkansen có khoang dành cho khách hút thuốc cho nên nếu bạn không hút thuốc thì hãy chú ý chỉ dẫn trên vé để tránh chọn nhầm khoang nhé. Mời bạn xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản với những kiến thức tổng hợp rất hay và đầy đủ nhé.

Trên đây là một số hướng dẫn đi tàu cao tốc cho du học sinh Việt khi du học tại Nhật Bản. Các bạn nếu đã từng đi Nhật Bản và sử dụng phương tiện công cộng này thì hãy đóng góp ý kiến cho chúng tôi được biết nhé. Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ.